Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Bị chồng bỏ và mất việc ở tuổi 50, nữ CEO quyết tâm khởi nghiệp lần nữa, dựng lên startup 500 triệu USD

image

Vào một ngày kinh khủng tháng 12/2000, chồng của Julie Wainwright đề nghị cả hai ly hôn. Cùng trong ngày hôm ấy, bà Wainwright – khi đó là Giám đốc điều hành của Pets.com, quyết định sẽ đóng cửa công ty. Wainwright đã đưa công ty thương mại điện tử này tăng trưởng, rồi IPO và giờ đây rơi vào cảnh phá sản.

Trong một sự kiện từ thiện diễn ra tại New York mới đây, Wainwright nhớ lại thời điểm đó: “Công ty thất bại và tôi trở thành một người khốn khổ. Tôi là người ngu ngốc nhất ở cái thung lũng này”.

Wainwright nói rằng bà đã tham gia vào Pets.com từ 17 năm trước. Dù không phải nhà sáng lập nhưng Wainwright đã đồng hành cùng công ty từ khi Pets.com mới khởi nghiệp với chỉ có hai người và chỉ mới hình thành ý tưởng.

Khoảng thời gian chuyển nhượng Pets.com và cuộc ly hôn đối với bà “là một bóng mây tăm tối”. Trong một khoảng thời gian dài, Wainwright hầu hết không làm gì ngoài việc gặm nhấm nỗi đau và lên kế hoạch. Bà nhận làm việc trong một quỹ đầu tư mạo hiểm và từ chối rất nhiều lời mời làm CEO bởi cảm thấy không hứng thú.

Nhưng sau một vài năm, Wainwringt nhận ra rằng tình cảnh của bà sẽ không thể cải thiện trừ khi bà phải hành động. “Cuối cùng tôi nghĩ nếu không ai mang đến cho mình được một công việc trong mơ thì sao tôi lại không tự tìm ra nó”.

“Trừ khi nghĩ ra được thứ gì đó, nếu không nửa phần đời còn lại của tôi sẽ thực sự tồi tệ,” Wainwright nhớ lại điều bà đã nói với một người bạn của mình. Từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ tạo dựng được một doanh nghiệp của riêng mình. Tôi chỉ toàn đi làm thuê. Vì thế cuối cùng tôi phải thốt lên rằng nếu như không ai mang đến cho mình công việc tôi mơ ước thế thì tốt hơn cả là tự nghĩ ra nó.”

Ngay lúc này Wainwright đã có một ý tưởng.

Bà từng thích thú theo dõi một người bạn nghiện mua sắm mua quần áo từ một giá treo đồ cũ đặt ở phía sau một cửa hiệu nhỏ trang trí đẹp đẽ. Người bạn của Wainwright nói rằng bà ấy không bao giờ tới một cửa hàng ký gửi hoặc mua những thứ đồ đắt tiền trên eBay (có rất nhiều hàng giả) và bà ấy bằng lòng với việc tìm những món hàng xa xỉ đắt tiền cũ tại những cửa hàng đáng tin cậy.

Thế là Wainwright đã tiến hành một nghiên cứu về thị trường. Tại thời điểm đó, thị trường hàng tiêu dùng xa xỉ cá nhân ở Mỹ trị giá 50 tỷ USD mỗi năm. Nhờ kiến thức về thương mại điện tử có được trong quá trình điều hành Pets.com mà Wainwright tin chắc rằng thị trường hàng xa xỉ đắt tiền cũ không phải là một mảng mà Amazon có thể dễ dàng sao chép. Nó đòi hỏi quá nhiều công sức và kỹ năng.

Sau đó bà tiến tới tủ quần áo của mình, “lôi ra từng thứ” và ngạc nhiên khi phát hiện có tới 60 món đồ bà có thể bán lại.

Vào tháng 3/2011, Wainwright – ở tuổi 50 đã quyết định cho ra đời phiên bản đầu tiên của The RealReal, một website bán những hàng hoá xa xỉ cũ. Tháng 6, bà bắt đầu gửi đi những đơn hàng đầu tiên.

The RealReal ra đời bán rất nhiều sản phẩm thương hiệu khác nhau của Chanel, Hermes, Louis Vuitton, Cartier, Rolex và Van Cleef&Arpels. Những người gửi bán nhận nhiều nhất 70% số tiền hàng bán được. The RealReal nhận hàng, xác nhận giá trị và gửi hàng đi tại chỗ không thu phí. Trong năm đầu tiên, The RealReal đã đạt doanh thu 10 triệu USD.

Câu chuyện khởi nghiệp giống như Wainwright không phải hiếm. Một khảo sát về doanh nghiệp nhỏ gần đây của CNBC với hơn 2.000 chủ doanh nghiệp nhỏ đã phát hiện ra rằng gần 30% bắt đầu khởi nghiệp giữa độ tuổi 55 và 64. Còn 22% kia là từ 65 tuổi trở lên.

Bước đi tiếp của Wainwright là tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Bản thân là một phụ nữ, lại trong độ tuổi khá “dừ” là 50, việc Wainwright phải đi thuyết trình, kêu gọi vốn từ những nhà đầu tư còn khá trẻ mới 20 hay 30 là rất khó khăn. Được biết tới như người phụ nữ đứng mũi chịu sào suốt giai đoạn thất bại của Pets.com cũng không khiến việc này dễ dàng hơn. Bước đầu, Wainwright đã cố bán ý tưởng kinh doanh điện tử hàng xa xỉ khi “định nghĩa của thung lũng Silicon về hàng hoá xa xỉ đắt tiền là một chiếc Tesla trong mỗi garage,” bà nói.

“Gọi vốn khi ấy với tôi rất khó khăn. Tôi đã không thể thành công cho tới khi gặp một phụ nữ”. Đó là một kịch bản không thường thấy ở thung lũng Silicon. Nhưng điều quan trọng là bà đã có số tiền mà mình mong muốn. Đến nay, The RealReal đã kêu gọi được 173 triệu USD từ 22 nhà đầu tư sau 7 vòng gọi vốn, theo số liệu gây quỹ công khai của Crunchbase.

Năm 2017, The RealReal sẽ thu về hơn 500 triệu USD và có 950 nhân viên. Dù không đưa ra thời gian cụ thể nhưng Wainwright tiết lộ IPO The RealReal là một phần trong kế hoạch của bà. “Tôi cho rằng đưa công ty lên sàn là một việc làm thông minh,” bà nói.

Như vậy sau ngày kinh khủng năm 2000 khi vừa mất công ty Pets.com và ly hôn, Wainwright đã quay trở lại. Cũng nhờ biến cố đó mà bà nhận ra một bài học dù có vẻ sáo rỗng nhưng thất bại thực sự có thể dẫn bạn đến những điều tốt đẹp hơn.

“Có thể bạn sẽ nhận ra mình tiềm ẩn rất nhiều sức mạnh nội tại hơn, bền bỉ hơn, gan góc hơn, dũng cảm hơn, tốt bụng hơn, giàu lòng trắc ẩn hơn bạn nghĩ.”

“Thất bại về cơ bản là sự tự giải phóng. Một khi đã vượt qua bên kia sườn dốc, bạn phải đối mặt với một trong những nỗi sợ lớn nhất của bạn và bạn phải sống. Mặt khác của thất bại chính là loại bỏ nỗi sợ thất bại. Tin tôi đi, đó là một món quà tặng tuyệt vời.”

CafeF

The post Bị chồng bỏ và mất việc ở tuổi 50, nữ CEO quyết tâm khởi nghiệp lần nữa, dựng lên startup 500 triệu USD appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Goldman Sachs chỉ nhà đầu tư cách sống sót sau khi Triều Tiên phóng tên lửa, thử hạt nhân và mối đe dọa AI

image

Nhà đầu tư đang bắt đầu phải trải qua một “thách thức thực”, với những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Nhưng trong khi quản trị rủi ro đang trở thành một đề tài bàn luận chính trong giới quản lý tài sản trên toàn cầu, không bao giờ có thể tồn tại một công thức kiểm soát chung cho tất cả những vấn đề bất ổn. Đó là nhận định của bà Sheila Patel – CEO của công ty quản lý quỹ International Goldman Sachs Asset Management trong buổi trao đổi với CNBC sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa qua không phận Nhật Bản hôm thứ 6.

Và điều quan trọng mà bà Patel cho rằng giới quản lý quỹ cần làm lúc này là đặt câu hỏi về chất lượng phân bổ tài sản trong danh mục của mình.

Nếu nhà đầu tư không gia nhập thị trường từ ban đầu, “muộn một chút đôi khi không phải là điều tồi tệ nhất. Quan trọng là không được vội vàng”, giám đốc quỹ Goldman Sachs ám chỉ đà tăng trưởng mạnh và dài của thị trường chứng khoán Mỹ.

“Đối với những danh mục được phân bổ đầy đủ, câu trả lời có lẽ là một chút tiền mặt hoặc quỹ phòng hộ”, bà Patel nói.

Theo bà, khách hàng của Goldman Sachs đang đánh giá về rủi ro địa chính trị cao hơn những gì họ từng làm trong quá khứ và căng thẳng giữa các quốc gia vẫn là một nguồn lực làm bất ổn lớn ở trong một thị trường tăng trưởng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, bà Patel cho biết thị trường cũng có thể bị sụp đổ bởi trí thông minh nhân tạo. Khả năng thay thế con người của robot và trí thông minh nhân tạo có thể khiến cho một số ngành bị đổ vỡ theo cách mà nhà đầu tư không thể lường trước được.

Nhà đầu tư cần có sự am hiểu sâu rộng và những ảnh hưởng tiềm năng của trí thông minh nhân tạo đến nền kinh tế tương lai, bà Patel nói.

Ngành nông nghiệp được dự kiến sẽ chuyển đổi toàn bộ sang tự động hóa, trong đó phải kể đến sự xuất hiện của một số máy móc công nghệ mới như máy kéo tự hành, hệ thống tưới nước tự động. Theo giám đốc quỹ thuộc Goldman Sachs, thậm chí thị trường công nghệ nông nghiệp có thể là một cơ hội hấp dẫn trị giá 240 tỷ USD.

Đọc thêm:

CafeF

The post Goldman Sachs chỉ nhà đầu tư cách sống sót sau khi Triều Tiên phóng tên lửa, thử hạt nhân và mối đe dọa AI appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Sau 29 năm là công ty “bán buôn-bán lẻ”, giờ đây FPT mới thực sự trở thành công ty công nghệ nhờ một quyết định nhỏ

FPT được biết là một trong những doanh nghiệp công nghệ thông tin – viễn thông lớn nhất Việt Nam với doanh thu hàng năm hiện đạt khoảng 2 tỷ USD – một con số rất lớn đối với một doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên rất nhiều cổ đông của FPT, đặc biệt là các cổ đông tổ chức nước ngoài lại “kém vui” khi mà 60-70% doanh thu hàng năm của FPT lại đến từ hoạt động phân phối và bán lẻ các sản phẩm điện thoại, công nghệ thông tin của 2 công ty FPT Trading và FPT Retail.

Cơ cấu doanh thu là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để phân ngành doanh nghiệp. Chính vì có tới 2/3 doanh thu đến từ hoạt động thương mại mà nhiều lần FPT đã bị xếp vào nhóm doanh nghiệp “bán buôn, bán lẻ” dù cho lĩnh vực này chỉ đóng góp khoảng 20% lợi nhuận.

Mảng kinh doanh này có doanh thu rất lớn nhưng có biên lợi nhuận rất thấp cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro về triển vọng tăng trưởng. Chính vì vậy dù có phần “tiếc nuối” nhưng ban lãnh đạo FPT cuối cùng cũng đã phải tìm kiếm đối tác để thoái vốn khỏi FPT Trading và FPT Retail.

Ngày 12/9/2017, một ngày trước sinh nhật lần thứ 29 của mình, FPT đã chính thức “chốt” phương án thoái vốn tại FPT Trading xuống 48%. Cách đây không lâu, công ty cũng đã thông qua phương án giảm sở hữu tại FPT Retail xuống 45%.

Việc thoái vốn tại cả 2 công ty dự kiến sẽ hoàn tất ngay trong năm nay. Mặc dù vẫn là cổ đông lớn nhất tại cả FPT Trading và FPT Retail nhưng FPT sẽ không còn là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, do đó sẽ không còn hợp nhất kết quả kinh doanh của 2 công ty này.

Động thái này sẽ dẫn đến việc doanh thu năm 2018 của FPT có thể giảm hơn 50% so với năm 2017. Tuy vậy, doanh thu giảm không phải là tin buồn mà trái lại đây là điều mà rất nhiều cổ đông của FPT đã mong chờ từ lâu.

Bước vào tuổi 30, FPT sẽ từ một công ty có nguồn thu chính từ “bán buôn-bán lẻ” sang một công ty công nghệ thực sự có nguồn thu chủ đạo từ viễn thông, phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin. Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh cũng sẽ tăng lên đáng kể phản ánh đúng bản chất của hoạt động kinh doanh dịch vụ công nghệ hơn.

Cổ phiếu FPT đã tăng khá mạnh khi triển vọng hoàn tất thoái vốn ngày một rõ ràng hơn. Trong vòng 4 tháng qua, cổ phiếu FPT đã tăng 40%, đưa vốn hoá của tập đoàn trở lại mức 1 tỷ USD lần đầu tiên sau hơn 10 năm.

Một khi không còn ghi nhận doanh thu từ FPT Trading và FPT Retail thì 2 mảng đóng góp chính vào doanh thu của FPT sẽ là viễn thông của FPT Telecom và phát triển phần mềm với nòng cốt là FPT Software. Đây cũng là 2 mảng đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận lâu nay của FPT. Các nguồn thu còn lại gồm có Tích hợp hệ thống, Dịch vụ tin học, Nội dung số, Giáo dục – Đầu tư.

Mặc dù không còn ghi nhận doanh thu từ FPT Retail và FPT Trading nhưng FPT vẫn sẽ ghi nhận lợi nhuận từ 2 công ty này tương ứng với tỷ lệ sở hữu.

Có thể bạn quan tâm:

CafeF

The post Sau 29 năm là công ty “bán buôn-bán lẻ”, giờ đây FPT mới thực sự trở thành công ty công nghệ nhờ một quyết định nhỏ appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Chuyện ít biết về VAT 20 năm trước và những thay đổi lớn về thuế sắp diễn ra

Cách đây 20 năm, Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đã được Quốc hội chính thức ban hành. Thuế GTGT khi đó là một sắc thuế tiên tiến, tránh được việc bị đánh thuế trùng lắp như khi áp dụng thuế doanh thu. Hệ thống chính sách thuế Việt Nam cũng đã từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế) đã có cuộc trao đổi với báo Trí Thức Trẻ.

Từng làm việc tại Tổng cục thuế trong giai đoạn mới áp dụng thu thuế GTGT ở Việt Nam, bà có thể cho biết lý do và bối cảnh dẫn đến quyết định thực hiện thu thuế GTGT ở Việt Nam?

Trước khi ban hành Luật thuế GTGT, Việt Nam đang áp dụng thuế doanh thu với 11 thuế suất khác nhau và thu ở tất cả các khâu. Ví dụ: Trong thương mại, khâu thương mại bán buôn bị thu thuế. Khâu thương mại cấp 1 bị thu thuế. Khâu thương mại cấp 2, cấp 3 cũng bị thu. Khâu bán lẻ cuối cùng cũng bị thu.

Việc thu thuế qua mỗi lần bán hàng hóa dẫn đến việc trùng lắp nên gây khó khăn cho doanh nghiệp và không khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Thời gian này, ngành thuế bắt đầu thực hiện các cam kết hội nhập. Các nước đã áp dụng chính sách thuế tiên tiến với việc 108 nước thực hiện thu thuế GTGT. Căn cứ vào chiến lược cải cách thuế bước II, Quốc hội đã ra Nghị quyết, xác định phải sửa đổi hệ thống chính sách thuế mang tính chất tiên tiến phù hợp với thông lệ quốc tế và nền kinh tế thị trường.

Bộ Tài chính đã trình lên Chính phủ, Chính phủ trình lên Quốc hội và có xin ý kiến Bộ Chính trị để xây dựng hệ thống chính sách thuế mới, trong đó có thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) để góp phần hoàn chỉnh hệ thống chính sách thuế Việt Nam, đảm bảo động viên số thu ngân sách nhà nước, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Trong giai đoạn đầu thực hiện luật thuế GTGT, ngành thuế có những khó khăn gì?

Luật thuế GTGT được thông qua vào tháng 4/1997 chuẩn bị thực hiện từ 01/01/1999. Nhưng sang năm 1998, khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực lan nhanh. Tại thời điểm đó, lạm phát tại các nước ASEAN lân cận rất cao. Trong nước, thiên tai, lũ lụt nặng nề gây thiệt hại và để lại nhiều hậu quả trầm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, bộ ngành đều lo lắng không thu được thuế GTGT vào đầu năm 1999.

 Ảnh: Nguyễn Thành Đạt. Thiết kế: Hương Xuân

Ảnh: Nguyễn Thành Đạt. Thiết kế: Hương Xuân

Không những thế, việc triển khai luật thuế mới cũng sẽ có những khó khăn. Một là, người dân đang quen cơ chế cũ và chưa kịp thích ứng khi chuyển sang cơ chế mới. Hai là, Việt Nam chưa có chế độ hóa đơn, chứng từ tốt trong khi việc giữ hóa đơn, chứng từ là yêu cầu bắt buộc để được khấu trừ thuế, hoàn thuế. Vì vậy, đã có quan điểm cho rằng nên lùi việc thực hiện thuế GTGT.

Tuy nhiên, tập thể lãnh đạo trong hệ thống chính trị của đất nước đã quyết tâm thực hiện luật thuế GTGT. Nếu mình sợ khó thì không bao giờ thực hiện được luật thuế mới cả. Vì vậy, phải quyết tâm để thực hiện thuế GTGT đúng thời điểm Luật định.

Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 44 CT-TW ngày 4/11/1998 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện các luật thuế mới. Ngày 25/11/1998, Quốc hội khóa X cũng ra Nghị quyết số 18/1998/QH 10 yêu cầu Chính phủ cần tập trung chỉ đạo thực hiện các luật thuế mới, nhất là luật thuế GTGT nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong giai đoạn đầu, Quốc hội cho phép Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp giảm thuế đối với hoạt động thương mại dịch vụ, ăn uống,… và các biện pháp quản lý để có thể thực hiện luật thuế GTGT. Luật thuế GTGT đầu tiên, có 4 thuế suất: 0%, 5%, 10%, 20%. Quốc hội đã giao cho Chính phủ được quyền chủ động giảm thuế suất và trình lên Quốc hội sau.

Lúc đó, phương án của Chính phủ là tạm thời chưa áp dụng thuế suất 20%, và giữ lại mức thuế suất 0%, 5% và 10%; một số mặt hàng đang chịu thuế suất 10% đã được đề nghị giảm xuống 5%. Phương án này được Chính phủ trình ra Ủy ban thường vụ Quốc hội và được cơ quan này cho phép Chính phủ quyết làm luôn.

Khi thực hiện luật thuế GTGT, bà có gặp những sức ép gì từ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng khác?

Trong thời gian đầu, tất cả mọi người đều cùng rất lo lắng. Mình đang thực hiện thuế doanh thu, giờ chuyển sang thu thuế GTGT. Thu GTGT nộp đầu ra được khấu trừ thuế đầu vào, xuất khẩu thì hoàn. Vậy xác định thuế đầu vào hoàn như thế nào cho đúng? Người bán hàng viết hóa đơn chứng từ ra sao? Việc tổ chức quản lý cũng rất khó.

Tôi còn nhớ, gần đến ngày 01/01/1999, Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế Trần Xuân Thắng, Phó tổng cục trưởng Nguyễn Văn Đậu và tôi (Phó tổng cục trưởng phụ trách lĩnh vực chính sách Thuế) đã trực tiếp ra các cửa hàng, doanh nghiệp, đi đến tận nơi để xem họ viết hóa đơn như thế nào, ghi thêm tiền thuế thì giá cả có biến động hay không và rất lo giá cả biến động vì thuế,…

Mỗi tỉnh, mỗi ngành đã thành lập ban chỉ đạo để triển khai thực hiện Luật thuế mới. Ở 61 tỉnh, thành phần ban chỉ đạo gồm có lãnh đạo tỉnh, cục thuế, sở Tài chính. Ban chỉ đạo ở trung ương có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ,… Ở các bộ cũng thành lập ban chỉ đạo. Tất cả thành một phong trào, hoạt động rất quyết liệt.

Hàng ngày, các đơn vị đều báo cáo tình hình về Bộ Tài chính. Bộ tập hợp để báo cáo lên Chính phủ, Quốc hội để cấp trên nắm bắt thông tin kịp thời. Tôi vẫn cảm nhận được sự hồi hôp, lo lắng trong những ngày đầu thực hiện nhưng cuối cùng thì cũng đã thành công, thực hiện Luật thuế GTGT đúng thời gian quy định.

 Ảnh: Nguyễn Thành Đạt. Thiết kế: Hương Xuân

Ảnh: Nguyễn Thành Đạt. Thiết kế: Hương Xuân

Theo bà, luật thuế sẽ còn cần được điều chỉnh như thế nào trong tương lai?

Theo tôi, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế hiện hành và nghiên cứu xây dựng thuế tài sản. Trong chiến lược cải cách thuế đến năm 2020, Quyết định 732 của Chính phủ đã chỉ ra vấn đề ban hành thuế tài sản. Theo thông lệ quốc tế, thuế tài sản đánh vào tài sản của các cá nhân dưới dạng tiền hoặc hiện vật như: bất động sản, du thuyền, vốn, chứng khoán. Họ đánh thuế theo năm với thuế suất không lớn, mang tính chất kiểm soát thu nhập.

Hai là, cần hoàn thiện lại một chính sách thuế về đất. Hiện nay, Việt Nam có hai luật thuế về đất: thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nhưng luật thuế sử dụng đất nông nghiệp gần như miễn giảm là chủ yếu và nên hoàn thiện thêm.

Trong tương lai, việc hoàn chỉnh các luật thuế cần theo hướng rõ ràng, minh bạch, khả thi cao. Khi điều tiết lại chính sách thuế theo chính sách cơ cấu và phù hợp với việc thực hiện cam kết quốc tế, thuế nhập khẩu sẽ bị cắt bỏ.

Trong khi đó, chi ngân sách ngày càng tăng, bội chi ngân sách bị khống chế giảm, thuế trực thu cũng giảm. Việc phải điều chỉnh cơ cấu thu, chuyển từ giảm thuế trực thu sang tăng dần thuế gián thu như thuế GTGT là tất yếu. Đây cũng là thực tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Cách làm luật thuế cũng cần thay đổi. Ở các nước, Quốc hội đứng ra xây dựng luật, các cơ quan khác cùng tham gia. Việc này vừa khách quan, vừa thể hiện trách nhiệm vì Quốc hội quyết định dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm.

Tham khảo từ:

CafeF

The post Chuyện ít biết về VAT 20 năm trước và những thay đổi lớn về thuế sắp diễn ra appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Tiêu thụ Mercedes tháng 8 tăng mạnh, HAX tăng vượt ngưỡng 40.000 đồng cùng kỳ vọng KQKD quý 3 khả quan

Sau giai đoạn tăng trưởng ấn tượng nửa đầu năm 2017, cổ phiếu HAX của Haxaco – một trong ba nhà phân phối ô tô Mercedes chính hãng tại Việt Nam đã có nhịp điều chỉnh khá mạnh.

Từ vùng giá 54.000 đồng vào cuối tháng 6, HAX đã “bay hơi” khoảng 30% và lùi về quanh vùng giá 38.000 đồng. Việc cổ phiếu HAX giảm sâu có nguyên nhân chủ yếu bởi công ty bất ngờ báo lỗ hơn 7 tỷ đồng trong quý 2. Đây là quý đầu tiên thua lỗ của Haxaco trong vòng 4 năm qua, bất chấp doanh thu vẫn tăng trưởng ổn định.

Bên cạnh đó, trong tháng 7 vừa qua, sản lượng tiêu thụ Mercedes tại Việt Nam sụt giảm 34% so với tháng trước đó cũng khiến giới đầu tư trở nên thận trọng hơn với HAX.

Tuy vậy, sau giai đoạn chững lại vào giữa năm, cổ phiếu HAX hiện đã điều chỉnh về vùng giá hấp dẫn hơn và giới đầu tư còn có nhiều lý do để kỳ vọng vào cổ phiếu này.

 Diễn biến giao dịch HAX thời gian gần đây

Diễn biến giao dịch HAX thời gian gần đây

Kết quả kinh doanh quý 3 sẽ khả quan?

Trong quý 2 vừa qua, việc Haxaco báo lỗ có nguyên nhân chính từ việc lợi nhuận khác (chủ yếu là tiền thưởng đạt chỉ tiêu theo chương trình của Mercedes Benz Việt Nam – MBV) giảm mạnh chỉ còn hơn 7 tỷ đồng, con số thấp nhất kể từ quý 4/2015 tới nay.

Đặc thù của các doanh nghiệp phân phối ô tô như Haxaco là phần lớn lợi nhuận đến từ khoản tiền hỗ trợ bán hàng của MBV. Thông thường, khoản thưởng từ MBV được tính trên cơ sở số lượng xe mà nhà phân phối bán được trong kỳ. Nếu hoàn thành lượng xe được bán với nhiều tiêu chí đi kèm (như đủ số lượng xe các dòng, chất lượng phục vụ…) thì nhà phân phối sẽ được thưởng một lượng tiền nhất định trên doanh số bán hàng.

Tuy vậy, việc hạch toán tiền thưởng như thế nào sẽ ảnh hưởng đáng kể tới KQKD quý của công ty. Trong quý 2, tình hình tiêu thụ ô tô của Haxaco khá tốt và thậm chí, công ty còn đạt doanh thu kỷ lục 1.035 tỷ đồng – tăng 21% so với cùng kỳ năm trước nhưng tiền thưởng nhận về là rất ít.

Theo tìm hiểu, hiện nay MBV chủ yếu hạch toán tiền thưởng cho nhà phân phối 2 lần mỗi năm và được thực hiện vào quý 1 và quý 3. Cụ thể hơn, tiền thưởng hạch toán trong quý 1 sẽ được tính theo doanh số quý 3, quý 4 năm trước; còn tiền thưởng hạch toán quý 3 được tính theo doanh số quý 1, quý 2 năm nay.

Điều này có nghĩa, trong quý 2 vừa qua Haxaco dù bán nhiều xe, nhưng chưa đến lúc nhận tiền thưởng từ MBV. Thay vào đó, khoản thưởng doanh số này sẽ được lùi sang quý 3 tới đây.

Theo ước tính, thông thường Haxaco sẽ được MBV thưởng khoảng 3-4% trên doanh số bán hàng từ MBV. Với doanh thu nửa đầu năm 2017 đạt 1.814 tỷ đồng, nhiều khả năng khoản tiền thưởng mà Haxaco nhận về (tương ứng với doanh thu bán hàng của nửa đầu năm 2017) có thể lên tới 50-70 tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào kế hoạch lợi nhuận năm của công ty.

Tiêu thụ Mercedes tăng mạnh trong tháng 8

Theo báo cáo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA), trong tháng 8 vừa qua, thị trường Việt Nam tiêu thụ tổng cộng 441 xe Mercedes, tăng 23% so với tháng trước và tăng 27% so với cùng kỳ 2016.

Như vậy, lượng tiêu thụ Mercedes tại Việt Nam sau khi bất ngờ giảm mạnh vào háng 7 đã lấy lại đà tăng trưởng trong tháng 8 vừa qua.

Cần lưu ý, Haxaco cùng với Vietnam Star và An Du (thuộc GAMI Group) là ba nhà phân phối ủy quyền chính thức của hãng xe danh tiếng Mercedes-Benz tại Việt Nam. Do đó, đây sẽ là thông tin tích cực với Haxaco.

Việc doanh số tiêu thụ Mercedes tăng mạnh trong tháng 8 vừa qua cùng với những kỳ vọng KQKD tăng mạnh trong quý 3 là những yếu tố đáng để kỳ vọng vào HAX. Trong phiên giao dịch 13/9, cổ phiếu HAX đã tăng 2.100 đồng (5,5%) lên 40.100 đồng.

CafeF

The post Tiêu thụ Mercedes tháng 8 tăng mạnh, HAX tăng vượt ngưỡng 40.000 đồng cùng kỳ vọng KQKD quý 3 khả quan appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Hàng Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam, Bộ Công Thương “họp khẩn”

image

Ngày 15/9, Bộ Công Thương đã tổ chức họp với lãnh đạo nhiều đơn vị liên quan nhằm tìm ra nguyên nhân nhập siêu từ Thái Lan trong thời gian qua, khắc phục tình trạng nhập siêu, hướng tới mục tiêu cân bằng hơn trao đổi thương mại giữa hai nước.

Theo bà Lê Hoàng Anh, Vụ trưởng Vụ châu Á, châu Phi, trong 8 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 3,5 tỷ USD. Trong 36 mặt hàng nhập khẩu nhiều từ Thái Lan có 22 mặt hàng trong nước sản xuất được. Đáng chú ý, năm nhóm mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2017, góp phần lớn vào giá trị nhập siêu nhiều nhất là hàng điện gia dụng và linh kiện, rau quả, ô tô nguyên chiếc, xăng dầu các loại, chất dẻo nguyên liệu và linh kiện phụ tùng ô tô.

Theo lãnh đạo Vụ châu Á, châu Phi, nhập siêu tăng mạnh do Thái Lan đã xây dựng được nền công nghiệp chế biến trong nước có năng lực cạnh tranh cao, giá cả tốt. Việc các tập đoàn bán lẻ hàng đầu như Central Group, TCC Group đã tiến hành mua bán, sáp nhập các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam thời gian qua và tiếp tục có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam cũng là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Thái đưa trực tiếp hàng Thái tới người tiêu dùng Việt Nam. Cùng đó, tâm lý chuộng hàng Thái và lộ trình giảm thuế theo cam kết AGITA đã thúc đẩy nhập khẩu gia tăng mạnh. Để hạn chế nhập khẩu, theo bà Oanh, với nhóm hàng ôtô cần có biện pháp tính thuế, nhóm linh kiện kiểm soát nghiêm việc tiêu thụ hàng giả và xem xét biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu.

Cần có cơ chế tiền kiểm để kiểm soát việc tập trung kinh tế quá mức là lưu ý của Phó Cục trưởng Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng, ông Nguyễn Anh Tuấn khi nói về sự gia tăng thị phần của các doanh nghiệp Thái Lan. Số liệu từ các cơ quan chức năng cho thấy, bên cạnh việc nhập siêu, tại một số thị trường như Vĩnh Phúc, Hà Nội thị phần của các doanh nghiệp Thái Lan tương đối lớn (trên 40%). Đây là vấn đề cần lưu ý do ban đầu tại các thị trường này, các doanh nghiệp Thái Lan không hiện diện nhưng sau khi mua lại các doanh nghiệp khác thì thị phần họ tăng lên. Bộ Công Thương sẽ xây dựng để kiểm soát việc này và dự kiến Luật Cạnh tranh khi có hiệu lực sẽ đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa.

“Về cấu trúc thị trường bán lẻ, số liệu thị trường của Việt Nam còn chưa thống nhất, hiện một số thị trường đã ở ngưỡng kiểm soát. Vụ đã làm với Hiệp hội Bán lẻ để làm rõ việc BigC có cản trở việc đưa hàng Thái Lan hay không nhưng chưa có phản hồi và thông tin phản ánh. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có phản ánh BigC có cản trở hàng hóa trong nước thì qua công cụ hậu kiểm của luật cạnh tranh sẽ có giải pháp xử lý”, ông Tuấn nói.

Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Duy Đông cho hay, sau hơn 10 năm gia nhập WTO rất nhiều đại gia bán lẻ ngoại đã vào Việt Nam và phát triển khá nhanh. Thời gian tới việc xem xét lại quy chế cấp phép cho hệ thống bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam cần tính toán cụ thể. Ông Đông cũng cho hay, tại một số chợ đầu mối thời gian qua đã có hình bóng người Thái đứng sau để điều hành và thu gom hàng hóa.

Về việc hàng Thái Lan xuất hiện ngày càng nhiều hơn, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, cần khắc phục và giảm dần tình trạng nhập siêu, hướng tới một cán cân thương mại giữa hai nước cân bằng hơn trong thời gian tới. Ngoài ra, ở góc độ quản lý, không chỉ nhìn ở việc kiểm soát nhập khẩu bằng mọi giá mà cần nhìn một cách tổng thể, từ năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần nhìn 2 chiều và có thể chấp nhận nhập siêu ở mặt hàng này nhưng xuất siêu mặt hàng khác vì đây là quy luật của thị trường.

“Không thể như bóng đá, cứ nhìn thấy Thái Lan là thua tiếp, do vậy năng lực cạnh tranh cần được cải thiện. Nhiều dòng thuế đã được giảm từ 2005 nhưng chúng ta chưa tận dụng được và không có giải pháp sẽ bỏ lỡ trong giai đoạn tới”, ông Tuấn Anh nói.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, cần phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu từ các nước và Thái Lan nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu, đồng thời thúc đẩy đàm phán để Thái Lan tiếp tục mở của thị trường cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tTại thị trường trong nước, để có thể khẳng định chất lượng hàng Việt và có được niềm tin của người tiêu dùng, chính các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, đưa ra các sản phẩm đáng ứng yêu cầu về chất lượng và mẫu mã với giá thành cạnh tranh để có thể cạnh tranh được với hàng Thái Lan.

Đối với nông sản, trái cây, cần tập trung xây dựng vùng quy hoạch, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm trái cây Việt Nam có chất lượng tốt và đồng đều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ công tác quảng bá, chỉ dẫn địa lý sản phẩm; từng bước hướng tới nền nông nghiệp sạch và hữu cơ.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong giai đoạn 2009-2016, nhập khẩu từ Thái Lan tăng trung bình 10,1%/năm, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan tăng trung bình 16,5%/năm. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Thái Lan cũng có xu hướng chậm lại với tốc độ tăng khoảng 6,8%/năm, nhập siêu tăng từ 3,25 tỷ USD năm 2009 lên 5,16 tỷ USD năm 2016.

Đọc thêm:

CafeF

The post Hàng Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam, Bộ Công Thương “họp khẩn” appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Khởi tố 3 vụ án hình sự lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại 3 công ty thành viên của PVN

image

Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) – Bộ Công an đang điều tra mở rộng (giai đoạn II) vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank và đồng phạm.

Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã xác định: Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Hà Văn Thắm – Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank về việc chi trả lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng gửi tiền trên toàn hệ thống OceanBank; trong thời gian từ năm 2010 đến ngày 31/11/2014, tổng số tiền OceanBank đã chi trả lãi ngoài cho các khách hàng gửi tiền là 1.576.012.242.219 đồng, trong đó chi cho: Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP): 24,27 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Lọc dầu Bình Sơn (BSR): 19,36 tỷ đồng và Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP): 76,78 tỷ đồng.

Việc nhận, sử dụng các khoản tiền ngoài lãi suất tại VSP, BSR, PVEP là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu thỏa thuận, móc ngoặc giữa lãnh đạo VSP, BSR, PVEP với lãnh đạo OceanBank trong việc đưa, nhận tiền và để ngoài sổ sách kế toán nhằm chiếm đoạt, phạm vào tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 280 – Bộ luật Hình sự.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố 03 vụ án hình sự gồm:

1. Vụ án: Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP) theo Điều 280 – Bộ luật Hình sự;

2. Vụ án: Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) theo Điều 280 – Bộ luật Hình sự;

3. Vụ án: Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) theo Điều 280 – Bộ luật Hình sự;

Ngoài ra, căn cứ tài liệu điều tra thu thập được xác định: ngoài hành vi đã bị khởi tố về tội Cố ý làm trái theo Quyết định khởi tố bị can số 383/C46-P11 ngày 31/8/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong vụ án “Cố ý làm trái… về việc góp vốn điều lệ 800 tỷ đồng của PVN vào OceanBank”, Ninh Văn Quỳnh còn có hành vi nhận của OceanBank 20 tỷ đồng từ Nguyễn Xuân Sơn và chiếm đoạt, sử dụng cá nhân. Hành vi này phạm vào tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 280 – Bộ luật Hình sự. Ngày 13/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự số 17/C46-P11 và khởi tố bổ sung bị can đối với Ninh Văn Quỳnh, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 280 – Bộ luật Hình sự.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra làm rõ, mở rộng vụ án và xử lý nghiêm trước pháp luật những đối tượng có liên quan; đồng thời có biện pháp thu hồi tài sản cho Nhà nước./.

Nguồn:

CafeF

The post Khởi tố 3 vụ án hình sự lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại 3 công ty thành viên của PVN appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Ông Lê Quốc Ân: ‘Zara, H&M đưa ra những bài học tốt cho thời trang Việt Nam’

image

Việt Nam có gần 200 thương hiệu thời trang ngoại, chiếm hơn 60% thị trường, tiêu thụ mạnh nhất là những thương hiệu tầm trung như Giordano, Bosini, và cao cấp như CK, mango, D&G, Topshop, Gap, Banana Republic, Tommy, Hifiger… 

Sự xuất hiện của Zara, H&M đã đe dọa không nhỏ đến phân khúc thời trang thông dụng Việt Nam với những tên tuổi lừng lẫy một thời như NinoMax, BlueExchange, PT2000, Canifa…

Điểm yếu nào lớn nhất đã khiến cho ngành thời trang Việt chao đảo trước cơn sóng hội nhập ngay tại sân nhà? Ông Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã chia sẻ với TheLEADER về mối lo ngại này.

Ông đánh giá thế nào về sự đổ bộ của các thương hiệu lớn từ nước ngoài như Zara, H&M…đến thị trường thời trang Việt Nam?

Ông Lê Quốc Ân: Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu thời trang lớn của nước ngoài như ZARA, H&M, ASOS.. đã áp dụng chiến lược “Đại dương xanh” trong kinh doanh và đã thành công. Chiến lược “Đại Dương Xanh” do GS. Chan Kim và GS. Rene Mauborgne của Học viện Insead, Pháp đề ra từ năm 2005 đã được nhiều công ty kinh doanh vận dụng, trong đó có các thương hiệu thời trang nói trên. 

Nội dung cơ bản của chiến lược này là “cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn đồng thời có mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác trên thị trường”. 

Các thương hiệu Zara, H&M, ASOS..đã định vị khách hàng tiềm năng của họ là giới trẻ, giới có thu nhập trung bình và họ áp dụng đúng chiến lược này nên đã hấp dẫn được khách hàng trên khắp thế giới. Đây là những thương hiệu thời trang có mức phát triển mạnh nhất trên thế giới hiện nay. 

Zara mở cửa hàng tại Việt Nam năm ngoái và H&M vừa mở của hàng năm nay đã tạo ra những cơn sóng mua sắm nhộn nhịp và ấn tượng trong giới trẻ và làm cho thị trường thời trang tại Việt Nam thêm phong phú.

Sự đổ bộ ào ạt này có đe dọa các công ty thời trang Việt Nam không, thưa ông?

Ông Lê Quốc Ân: Trong ngắn hạn, trào lưu mua sắm này cũng có thể có ảnh hưởng nhất định đến các nhãn hàng Việt Nam có cùng đinh vị khách hàng như Ninomax, Blue, Foci, PT 2000…

Tuy nhiên về lâu dài, các thương hiệu Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh và duy trì chỗ đứng trên thị trường được nếu họ có chiến lược kinh doanh phù hợp như đinh vị lại thị trường mục tiêu, kiểm soát giá thành tốt hơn để có giá bán cạnh tranh hơn, hoặc tìm cách gia tăng tính khác biệt của sản phẩm và dịch vụ của mình…

Còn đối với các nhãn hàng có định vị khách hàng khác như An Phước, Việt Tiến, Nhà Bè, May 10.. thì cũng không bị ảnh hưởng gì đáng kể.

Tóm lại, theo tôi sự xuất hiện của Zara, H&M hay ASOS… đã làm thị trường thời trang Việt Nam thêm phong phú, kích thích được nhu cầu tiêu dùng, đưa đến những bài học tốt cho các nhà sản xuất Việt Nam.. về lâu dài là có lợi cho ngành thời trang Việt Nam.

Còn trong thời gian qua, một số thương hiệu thời trang của Việt nam nếu có bị “hụt hơi” là do chính nội lực quản trị của họ. Cơ chế thị trường vận động như một cơ thể sống: Có đơn vị già cỗi chết đi và cùng lúc có đơn vị khác sinh ra và phát triển. 

Thực tế thì có một số đơn vị đã “hụt hơi” trước khi Zara hay H&M chính thức bước vào thị trường Việt Nam. Và cũng có những đơn vị vẫn tiếp tục phát triển như Nhà Bè, Việt Tiến, An Phước, Cosmo, SIR, HANDEE…

Theo ông, đâu là điểm yếu nhất của thời trang Việt Nam? Các nhà kinh doanh thời trang Việt Nam nên làm gì trước làn sóng hội nhập ngay trên sân nhà?

Ông Lê Quốc Ân: Điểm mạnh của các thương hiệu lớn của nước ngoài là công tác nghiên cứu phát triển, thiết kế, thương hiệu và quản trị chuỗi giá trị tốt. Điểm yếu của họ là không có lực lượng sản xuất, hầu hết phải đi gia công/ hoặc mua sản phẩm từ bên ngoài.

Chúng ta thì ngược lại: làm chủ được khâu sản xuất nhưng lại yếu về nghiên cứu phát triển, thiết kế, thương hiệu và quản trị chuỗi giá trị. Như vậy để có thể cạnh tranh và phát triển chúng ta phải nhanh chóng đầu tư cải thiện các điểm yếu nói trên. Quan trọng nhất là mỗi công ty cần đánh giá lại nội lực của mình, xây dựng và tập trung nguồn lực cho một chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Thị trường thời trang Việt Nam với trên 90 triệu dân, sức mua tăng bình quân trên 10% mỗi năm là một thị trường hấp dẫn, đa dạng và có nhiều phân khúc khác nhau. Mỗi đơn vị cần có đinh vị thị trường riêng của mình, không nên làm theo kiểu “phong trào chim cút”.

Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi!

Nguồn:

TheLEADER – Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam

The post Ông Lê Quốc Ân: ‘Zara, H&M đưa ra những bài học tốt cho thời trang Việt Nam’ appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

iPhone giá 1.000 USD sẽ biến Apple thành công ty nghìn tỷ đô đầu tiên trên thế giới?

image

Theo lịch, Apple sẽ tổ chức sự kiện ra mắt loạt sản phẩm mới trong ngày hôm nay. Những hình ảnh và thông tin chi tiết về 3 siêu phẩm mới sắp được trình làng của Apple bao gồm iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X đã dần được tiết lộ. Một thế hệ Apple của Tim Cook sẽ được ra đời với sạc không dây, camera chất lượng tốt hơn, màn hình rộng hơn và giá thành cao hơn.

Nhưng dù sao thì Phố Wall cũng đang rất hào hứng. Sáng hôm qua, cổ phiếu Apple đã tăng 2%, hòa cùng với đà tăng của toàn thị trường. Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Apple đã tăng khoảng 40% – thấp hơn duy nhất một cổ phiếu khác trong rổ Dow Jones có đà tăng 55% là Boeing.

Hiện nay, giá cổ phiếu Apple chỉ kém đỉnh cao nhất lịch sử thiết lập hồi tháng trước 2%. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty này đang ở mức đáng kinh ngạc 835 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là, nếu cổ phiếu Apple tăng thêm 20%, nó sẽ trở thành công ty đầu tiên trên thế giới trị giá 1.000 tỷ USD.

Tim Cook có thể sẽ phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích nếu bán phiên bản iPhone cao cấp nhất với giá 1.000 USD hoặc cao hơn. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng người tiêu dùng vẫn vui vẻ dù phải trả một khoản tiền cao hơn để mua nó.

Phố Wall nhận định doanh thu của Apple trong quý IV sẽ tăng 10% và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu sẽ tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong năm tài khóa tới, giới phân tích dự đoán doanh thu của Apple sẽ tăng 15% lên 261,6 tỷ USD và lợi nhuận sẽ tăng 20%.

Đơn giản bởi vì doanh thu từ phiên bản iPhone mới nhất sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng Macbook cho Apple. Doanh thu từ iTunes và App Store nhờ đó cũng tăng theo. Thậm chí cả iPads và Apple Watches cũng bán được nhiều hàng hơn. Giới phân tích gọi đó là hiệu ứng hào quang.

Hành động của con người thường bị điều khiển bởi một số quy luật tự nhiên, trong đó có hiệu ứng hào quang. Nếu có ấn tượng ban đầu tốt với một người/vật, con người thường có xu hướng chỉ nhìn vào những điểm tốt của người/vật đó và ngược lại.

Benjamin Schachter – chuyên gia phân tích thuộc Macquarie Research nhận định: “Chúng tôi mong rằng sản phẩm iPhone đời mới sẽ bao gồm những sáng kiến rõ rệt, có tính thương mại và phù hợp với thị trường đại chúng toàn cầu”.

Mặc dù được kỳ vọng cao, cổ phiếu Apple vẫn chỉ được định giá ở mức hợp lý với P/E tính theo lợi nhuận dự báo cho năm 2018 chưa đến 15 lần. Nó giống như một phiếu mua hàng giảm giá trong bối cảnh chỉ số P/E tương đương của S&P 500 ở mức khoảng 17 lần và lợi nhuận được dự đoán tăng trưởng 11%.

Cổ phiếu Apple thậm chí còn rẻ hơn nếu trừ đi lượng tiền mặt 261 tỷ USD có trong bảng cân đối kế toán. Chính khoản mục này tạo nên gần 1/3 tổng giá trị vốn hóa thị trường của Apple.

Do đó, mặc dù Apple đang phải chịu rất nhiều áp lực trước khi tung ra dòng điện thoại thế hệ mới được dự đoán sẽ ăn vào thị phần của Samsung Galaxy và một vài đối thủ chạy trên nền tảng Android khác, cổ phiếu Apple vẫn có giá hợp lý. Cho dù có chuyện gì xảy ra, sắp tới vẫn là những ngày tháng tươi đẹp của nhà đầu tư Apple.

CafeF

The post iPhone giá 1.000 USD sẽ biến Apple thành công ty nghìn tỷ đô đầu tiên trên thế giới? appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Thị giá 33.000 đồng Đông hải Bến Tre (DHC) phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu chào bán giá 18.000 đồng

image

Ngày 25/9 tới đây CTCP Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán DHC) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức và chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Tỷ lệ chi trả 10:1, tương ứng cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới. Như vậy Đông Hải Bến Tre sẽ phát hành khoảng gần 2,56 triệu cổ phiếu mới chi trả cho cổ đông. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 25,6 tỷ đồng.

Nguồn vốn phát hành lấy từ LNST chưa phân phối trên BCTC kiểm toán tại thời điểm 31/12/2016.

Năm 2016 Đông Hải Bến Tre đạt hơn 668 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế thu về 85,7 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm trước đó. Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2016 đạt gần 108 tỷ đồng

Năm 2016, ngoài 10% bằng cổ phiếu, cổ đông Đông Hải Bến Tre còn nhận được 10% bằng tiền mặt theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2017 đã thông qua.

Chào bán hơn 5 triệu cổ phiếu giá 18.000 đồng/cp

Ngoài phát hành cổ phiếu trả cổ tức, Đông Hải Bến Tre còn dự kiến phát hành hơn 5,11 triệu cổ phiếu mới chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành 5:1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu DHC được hưởng 1 quyền mua, cứ 5 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới.

Giá chào bán 18.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng số tiền dự kiến thu về hơn 92,1 tỷ đồng. Trong khi đó trên thị trường giá cổ phiếu DHC đang giao dịch quanh mức 33.000d đồng/cổ phiếu.

Hé lộ thông tin phát hành 1,2 triệu cổ phiếu ESOP

Ngoài 2 nội dung này, trong bản cáo bạch phát hành cổ phiếu ra công chúng, Đông Hải Bến Tre còn hé lộ thêm thông tin trong quý 3 đến quý 4/2017 sẽ phát hành 1,2 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động trong công ty. Giá phát hành cũng là 18.000 đồng/cổ phiếu.

Số cổ phiếu ESOP này sễ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm. Thời gian thực hiện từ 18/9 đến 16/10/2017.

Ngay sau khi có tin trả cổ tức và phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, giá cổ phiếu DHC hiện đang tăng trần phiên hôm nay 12/9 (đến thời điểm 10h), lên mức 35.300 đồng/cổ phiếu.

CafeF

The post Thị giá 33.000 đồng Đông hải Bến Tre (DHC) phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu chào bán giá 18.000 đồng appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Vì sao TPHCM dừng dự án buýt nhanh BRT trị giá gần 144 triệu USD?

image

Kết quả rà soát của Sở GTVT TPHCM vừa mới báo cáo UBND TPHCM cho thấy, loại hình BRT chỉ phát huy hiệu quả tại các khu dân cư phát triển mới, tập trung dày đặc dọc theo các hành lang mà tuyến xe này đi qua.

Qua rà soát, lượng khách năm đầu tiên đi BRT dự kiến khoảng hơn 17.000 lượt người/ngày. Con số này thấp hơn so với dự báo trước đây là gần 25.000 lượt người/ngày.

Lượng hành khách đi BRT cao hơn không nhiều, thậm chí thấp hơn một số tuyến xe buýt. Trong khi kinh phí đầu tư BRT gần 144 triệu USD (khoảng hơn 3.000 tỷ đồng).

Do đó, Sở GTVT TPHCM đã đề xuất UBND TPHCM cho làm tuyến xe buýt chất lượng cao sử dụng nhiên liệu sạch trên trục đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ.

Theo đó, việc đầu tư xe buýt chất lượng cao sẽ giảm được quy mô đầu tư các hạng mục công trình so với BRT.

Bên cạnh đó, nguồn vốn tiết kiệm được từ đầu tư BRT sẽ dùng để đầu tư một trung tâm điều hành quy mô lớn nhằm đảm trách toàn bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TPHCM.

Trước đó, ngày 8/9, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã nghe báo cáo kết quả rà soát tính khả thi của dự án BRT. Theo đó, đại diện của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị (UCCI – đơn vị nghiên cứu dự án) đã báo cáo rằng qua 4 lần khảo sát, đánh giá mô hình BRT của Hà Nội cũng như tham khảo mô hình ở các nước Nam Mỹ, châu Âu, châu Á,…thì việc làm tuyến buýt nhanh tại thời điểm này là chưa phù hợp với TP.HCM.

TPHCM nên làm tuyến xe buýt chất lượng cao ở tuyến đường dự định làm BRT. Sau 5-10 năm, khi có điều kiện thì có thể nâng cấp lên BRT.

Sau khi nghe báo cáo, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã thống nhất với phương án dừng dự án BRT, thay vào đó sẽ làm tuyến xe buýt chất lượng cao.

Trước đó, dự án tuyến xe buýt nhanh BRT được nghiên cứu với chiều dài 23km, gồm 2 làn xe riêng biệt với tổng mức đầu tư gần 144 triệu USD.

Nguồn:

CafeF

The post Vì sao TPHCM dừng dự án buýt nhanh BRT trị giá gần 144 triệu USD? appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Người dân Quận 7 (Tp.HCM) sắp được cấp phép xây nhà ở trực tuyến chỉ trong 3 ngày

image

Mới đây, để thực hiện cấp phép xây dựng qua mạng, UBND thành phố HCM đã chấp thuận cho UBND quận 7 triển khai xây dựng Đề án chi tiết thí điểm rút gọn quy trình dịch vụ công trực tuyến (mức độ 3) về cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc tại một số tuyến đường hiện hữu trên địa bàn quận (4 tuyến đường số 41, 43, 45, 47 thuộc phường Tân Quy).

Việc triển khai đề án này là nhằm rút ngắn thời gian thực hiện, giúp người dân hoàn tất thủ tục dễ dàng, nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về quản lý nhà nước, đặc biệt giảm tải cho công tác giải quyết hồ sơ cấp giấy phép xây dựng và tăng cường công tác hậu kiểm sau xây dựng. Dự kiến đề án này sẽ được triển khai thực hiện trong tháng 10/2017.

Được biết, khi đề án này được triển khai, người dân chỉ cần vào phần mềm, gõ số tờ số thửa của khu đất của mình thì sẽ nắm được thông tin công trình được phép xây dựng như thế nào, chiều cao tối đa bao nhiêu, khoảng lùi…

Sau khi nắm thông tin, người dân tiến hành đăng ký cấp phép thì trong ba ngày sẽ có giấy phép xây dựng mà không cần phải đến quận nộp hồ sơ, cũng không phải lập bản vẽ xin phép xây dựng.

Để thực hiện nhanh chóng đề án, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất cải cách thủ tục và quy trình thực hiện, để sau khi hoàn công sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân.

Sở Nội vụ được giao chủ trì tổng hợp báo cáo đánh giá những mặt đạt được và những vướng mắc của mô hình giám sát lòng, lề đường, công trình xây dựng sai phép qua phần mềm quản lý trên điện thoại của UBND Bình Thạnh, để nhân rộng áp dụng cho các quận-huyện còn lại trên địa bàn thành phố.

Nguồn:

CafeF

The post Người dân Quận 7 (Tp.HCM) sắp được cấp phép xây nhà ở trực tuyến chỉ trong 3 ngày appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Sau nhiều đồn đoán, đối tác nước ngoài mua FPT Trading đã lộ diện

image

Vừa công bố thông tin về phương án thoái vốn tại Công ty con là Công ty TNHH Thương mại FPT (FPT Trading) xuống dưới 50% với mức định giá FPT Trading không thấp hơn 80 triệu USD vào hôm 11/9

Đến sáng ngày 12/09/2017, CTCP FPT đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex).

Theo thỏa thuận, Synnex sẽ đầu tư sở hữu 47% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Thương mại FPT (FPT Trading). FPT Trading được định giá trên 80 triệu USD. CTCP FPT sẽ nhận được 932 tỷ đồng bao gồm tiền nhận được từ Synnex và lợi nhuận giữ lại của FPT Trading.

Được biết, Synnex là Tập đoàn phân phối toàn cầu và đứng thứ 3 thế giới về phân phối sản phẩm công nghệ, viễn thông và linh kiện điện tử. Doanh thu năm 2016 của tập đoàn này cán mốc 33 tỷ USD.

Nói về thương vụ dầu tư này, ông Evans Tu, Tổng Giám đốc của Synnex cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng trở thành nhà đầu tư chiến lược vào FPT Trading. Với năng lực và kinh nghiệm của Synnex trong việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm, phát triển kênh bán hàng, logistic cũng như vận hành kinh doanh, chúng tôi sẽ thúc đẩy hơn nữa chất lượng và kết quả kinh doanh của FPT Trading”, ông Evans Tu khẳng định.

Còn theo ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT cho biết: “Synnex là nhà phân phối hàng đầu thế giới, thành công và dẫn đầu ở nhiều thị trường, sở hữu mô hình phân phối tiên tiến và tối ưu. Chúng tôi tin tưởng, với sự tham gia đầu tư của Synnex, FPT Trading sẽ có chiến lược phát triển hiệu quả hơn trong tương lai.”

Hiện FPT Trading đang là công ty con do FPT nắm 100% vốn và là công ty đóng góp chính vào tổng doanh thu của tập đoàn này.

Mới đây, FPT cũng đã hoàn tất bán 30% cổ phần của FPT Retail, công ty quản lý hệ thống FPT Shop cho nhóm nhà đầu tư liên quan đến VinaCapital và Dragon Capital. Tập đoàn này dự định sẽ chào bán ra công chúng thêm 10% cổ phần của FPT Retail và tiến hành niêm yết công ty này trên HoSE vào đầu năm 2018.

Nếu kế hoạch này thoái vốn tại FPT Trading và FPT Retail hoàn tất ngay trong năm nay, FPT sẽ nắm giữ 48% cổ phần của FPT Trading và 45% cổ phần của FPT Retail. Khi đó, FPT vẫn là cổ đông lớn nhất của 2 công ty này nhưng sẽ không còn hợp nhất doanh thu vào kết quả kinh doanh của toàn tập đoàn.

CafeF

The post Sau nhiều đồn đoán, đối tác nước ngoài mua FPT Trading đã lộ diện appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Cận cảnh tuyến đường 5km được mở rộng gấp đôi khiến hàng nghìn người mua nhà khu Tây Bắc Hà Nội mong ngóng

Đường Phạm Văn Đồng được xây dựng cách đây khoảng 30 năm, nối cầu Thăng Long với nút giao Mai Dịch. Khi chưa có cầu Nhật Tân thì đây là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm TP với Sân bay Nội Bài.

Tháng 10/2016, UBND TP. Hà Nội chính thức khởi công Dự án đầu tư mở rộng đường Phạm Văn Đồng – Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long. Tuyến đường được mở rộng từ 56 m lên 93 m bề ngang, với tổng mức tổng đầu tư dự án là 3.113 tỷ đồng.

Dự kiến, sau khi hoàn thiện, đoạn đường được mở rộng sẽ là một tuyến đường hai chiều với 12 làn xe (mỗi bên 6 làn xe), trong đó có 8 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.

Việc tuyến đường Phạm Văn Đồng được mở rộng sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện nay.

Đồng thời tạo được mặt bằng để Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến cầu cạn trên cao từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long nhằm từng bước đầu tư hoàn thành, khép kín tuyến đường Vành đai 3 .

Sau khi hoàn thiện, 2 hệ thống giao thông này sẽ góp phần làm thông thoáng việc kết nối giao thông từ khu vực nội thành đi sân bay Nội Bài cũng như liên kết với các khu công nghiệp lớn ở phía Tây Hà Nội.

Theo các chuyên gia, việc mở rộng đường Phạm Văn Đồng đã mang lại luồng sinh khí mới cho bất động sản khu vực Bắc Từ Liêm.

Không chỉ chung cư, nhà đất thổ cư dọc đường Phạm Văn Đồng mở rộng cũng đang có xu hướng tăng giá.

Có thể bạn quan tâm:

CafeF

The post Cận cảnh tuyến đường 5km được mở rộng gấp đôi khiến hàng nghìn người mua nhà khu Tây Bắc Hà Nội mong ngóng appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.

Doanh nghiệp sẽ thoát khỏi “nô lệ vốn” ngân hàng?

image

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1191/QĐ-TTG phê duyệt “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trong đó đáng chú ý là Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 7% GDP vào năm 2020.

Trong lộ trình này, có một mục tiêu đáng chú ý là phấn đấu đưa dư nợ thị trường TPDN đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030 (hiện mới ở mức khoảng 1% GDP).

Trên thực tế, theo quan sát, các đợt phát hành TPDN thời gian qua chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp lớn, thuộc các ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, hàng tiêu dùng, điển hình là các đợt phát hành của VIC, MSN, SHS, MBS, SCR…

Sự lan tỏa của việc huy động vốn thông qua kênh trái phiếu sang nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực khác còn nhiều khó khăn. Lãi suất các đợt phát hành nhìn chung còn cao, phổ biến ở mức trung bình lãi suất của 4 NHTM gốc quốc doanh cộng thêm biên độ khoảng 4-6% (tùy từng doanh nghiệp).

Nhận thức được những khó khăn của thị trường TPDN, Chính phủ đã đề ra kế hoạch: xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu chia thành nhiều đợt phát hành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn phù hợp với tiến độ triển khai dự án đầu tư.

Song song với việc tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao tính minh bạch cũng là ưu tiên của Chính phủ khi yêu cầu rà soát lại điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo nguyên tắc gắn với công bố thông tin, bổ sung quy định chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp được phép đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ; yêu cầu TPDN phát hành riêng lẻ phải thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung.

Một điểm nổi bật khác là lộ trình cũng chú trọng khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư dài hạn vào thị trường trái phiếu thông qua cải thiện chế độ công bố thông tin; cải cách thủ tục hành chính; rà soát, điều chỉnh chính sách thuế và phí giao dịch trái phiếu đối với nhóm nhà đầu tư này. Những giải pháp trên được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường TPDN phát triển hơn nữa.

Tuy nhiên, theo đánh giá của công ty chứng khoán BVSC đánh giá mục tiêu đạt 7% GDP vào năm 2020 (tương đương khoảng 15-16 tỷ USD) vẫn là thách thức rất lớn cho Việt Nam.

Nguồn:

CafeF

The post Doanh nghiệp sẽ thoát khỏi “nô lệ vốn” ngân hàng? appeared first on Đào tạo kỹ năng trực tuyến.